[Kiến Thức] Có nên tập trung chuyên sâu vào một bộ môn thể thao khi trẻ tuổi hay không?

Nam N. Phung
Đăng ngày 01/06/2020
1,249 Lượt xem
Người yêu thích
Thêm vào yêu thích


Vận động viên bóng chày người Đài Loan Zhu Yuxian của đội Rakuten Monkeys đã phá vỡ kỷ lục với tốc độ đáng kinh ngạc trong 11 pha đánh Home run tại 17 trận thi đấu. Sự kiện này đã thu hút sự chú ý của giới truyền thông trong và ngoài nước. Điều đáng lưu ý là, Zhu Yuxian chỉ mới bắt đầu tập luyện từ lúc trung học cơ sở, sự khởi đầu muộn này đã trở thành một chủ đề tất cả mọi người quan tâm. Nhưng đây không phải là trường hợp duy nhất của việc “nở muộn nhưng tỏa ngát hương”. Một đại diện tiêu biểu khác là Guan Dayuan, một tay pitcher nổi trội của đội Brothers Đài Loan. Anh chỉ được được đào tạo chính thức khi đã 19 tuổi. Tuy nhiên, giờ đây anh đã là một vận động viên kỳ cựu của đội Brothers với hơn 10 mùa giải thi đấu.

Mọi người thường tin rằng nếu các vận động viên muốn phát triển tốt, họ phải được huấn luyện từ khi nhỏ tuổi. Việc bắt đầu đào tạo thể thao từ khi học lớp ba tại trường tiểu học ở Đài Loan là điều bình thường, và nhiều người thậm chí còn bắt đầu sớm hơn. Quan điểm này này cũng được nhiều người trên thế giới ủng hộ. Ví dụ, cặp chị em quần vợt nhà Williams, hay siêu sao golf Tiger Woods đã được bắt đầu huấn luyện tập trung vào một môn thể thao trước khi họ 5 tuổi và ít tiếp xúc với các loại hình thể thao khác.

Tuy nhiên, cũng có nhiều người tin rằng việc tham gia huyến luyện tập trung quá sớm này có thể dẫn đến lạm dụng sức lực, tăng nguy cơ chấn thương và thậm chí phải kết thúc sự nghiệp thể thao sớm hơn. Nhóm người này ủng hộ việc tham gia nhiều loại hình thể thao khác nhau, sau đó mới tập trung chuyên môn vào một môn thể thao nhất định. Ngoại trừ Zhu Yuxian đã đề cập lúc đầu, trường hợp nổi tiếng nhất có lẽ là LeBron James của đội Lakers. LeBron là một vận động viên bóng bầu dục nổi tiếng ở trường trung học với màn trình diễn nước rút 100 mét trong tốc độ đáng kinh ngạc 10.6 giây. Sau đó anh lại tập trung vào bóng rổ. Hay Abby Wimbach, người đã giành được giải nữ cầu thủ xuất sắc nhất của FIFA nhiều lần cũng từng một cầu thủ bóng rổ tiềm năng trước khi bén duyên với bóng đá.


Qua ví dụ trên, việc tham gia tập luyện chuyên sâu vào một môn thể thao khi còn nhỏ tuổi không phải là một điều kiện nhất thiết để trở thành một vận động viên ưu tú. Bởi cũng có những vận động viên hàng đầu chỉ bắt đầu huấn luyện tập trung sau khi tốt nghiệp bậc trung học. Trước đó, họ thường tập luyện nhiều môn thể thao khác nhau.

Một phân tích về Kỳ Tuyển Chọn Vận Động Viên (draft pick) của NBA Hoa Kỳ năm 2018 cho thấy 85% người được chọn đã tập trung chuyên sâu vào bóng rổ ở trường trung học, 15% còn lại thì tham gia nhiều hơn hai môn thể thao ở trường trung học. Nhưng 15% vận động viên này lại được chọn tham gia nhiều trận đấu hơn hay thời gian trên sàn đấu cũng nhiều hơn số các vận động viên trong 85% của lần draft pick trước đó. Kết quả của cuộc khảo sát này đã lật đổ quan điểm của rất nhiều người, khiến mọi người phải suy nghĩ lại về điều kiện phát triển tốt nhất dành cho các vận động viên.


Theo một phân tích khác về các vận động viên trong đội tuyển Olympic Đức năm 2016, đối các vận động viên đạt huy chương, độ tuổi họ bắt đầu tập luyện chuyên sâu một bộ môn là 14.8 tuổi, muộn hơn gần ba năm so với những động viên đã tập luyện chuyên sâu lúc 11.9 tuổi, nhưng lại không giành được huy chương. Nghiên cứu này một lần nữa gây ngạc nhiên và khẳng định rằng để trở thành một vận động viên hàng đầu, không cần thiết phải tham gia tập luyện chuyên sâu khi còn nhỏ tuổi. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng nên bắt đầu tiếp xúc với nhiều môn thể thao để có thể phát triển cân bằng, sau đó mới tập trung chuyên sâu vào một môn, điều này sẽ cho kết quả tốt hơn.

Tất nhiên, vẫn còn một số môn thể thao như thể dục dụng cụ, trượt băng nghệ thuật, lặn, v.v ...Tập trung chuyên sâu lúc còn nhỏ tuổi dường như vẫn mang lại một số lợi ích nhất định.


Các nghiên cứu khác cũng phát hiện ra rằng, so với những vận động viên tiếp xúc với nhiều loại hình thể thao khác nhau (đặc biệt là vận động viên nam), các vận động viên khi tham gia huấn luyện chuyên sâu một môn càng sớm, tỷ lệ không đối xứng trong tư thế cơ thể càng cao, chẳng hạn như cơ bắp không đối xứng hoặc rối loạn vận động. Các tài liệu cũng chỉ ra rằng các vận động viên tham gia vào nhiều môn thể thao có khả năng kiểm soát thần kinh cơ tốt hơn, điều này cũng dẫn đến các động tác được phối hợp nhịp nhàng hơn và hiệu suất thể thao tốt hơn.

Tư thế bất đối xứng và các động tác không phối hợp hiện đang được coi là có liên quan đến sự xuất hiện của chấn thương thể thao. Do đó, chúng ta có thể gián tiếp suy luận rằng tập luyện chuyên sâu vào một môn thể thao duy nhất có thể gây ra đau đớn và chấn thương thể thao.


Do đó, thanh thiếu niên nên tập trung vào những điểm sau khi tập thể dục: 

  1. Trước tuổi dậy thì, cơ thể vẫn đang trong quá trình phát triển, và đây cũng là giai đoạn phát triển quan trọng các kỹ năng vận động cơ bản như chạy, nhảy, ném, bắt, đá, đánh, giữ thăng bằng và xoay. Do đó, ngoài bộ môn thể thao muốn theo đuổi, tham gia nhiều các loại hình thể thao khác nhau là rất quan trọng. Bằng cách này chúng ta mới có thể cân bằng sự phát triển của các khả năng khác nhau theo yêu cầu của cơ thể, cải thiện hiệu suất và an toàn thể thao trong quá trình tập luyện trong tương lai.
  2.  Sau tuổi dậy thì, khả năng thể thao cơ bản đã được phát triển, và sự thay đổi chiều cao cũng t hơn so với tuổi dậy thì. Đây chính là giai đoạn quan trọng để phát triển cơ bắp. Do đó, bạn có thể tập trung vào một bộ môn thể thao dựa trên sở thích cá nhân và điều kiện thể chất, đồng thời dần dần cải thiện cường độ luyện tập.
  3. Thanh thiếu niên nên khi tập luyện nên chú ý đến sự phát triển của sự đối xứng của cơ thể, tránh sự tập luyện quá mức vào một bên sẽ gây nên hiện tượng cơ thể bất cân xứng. Ngay cả khi luyện tập một động tác sử dụng một bên cơ thể như đập hoặc ném bóng trong bộ môn quần vợt, bạn phải chú ý đến việc tập luyện cân bằng của các nhóm cơ đối diện nhau để giảm nguy cơ chấn thương.
  4. Ngoài việc tập luyện, điều quan trọng nhất là phát triển được ý thức phục hồi thể thao từ độ tuổi thiếu niên. Giấc ngủ, dinh dưỡng và nghỉ ngơi là là nền tảng cho sự phát triển cơ bản của vận động viên, nhưng điều này lại thường bị các huấn luyện viên và cầu thủ bỏ qua.

Về thời gian tập luyện của từng môn thể thao, tổng số giờ tập luyện mỗi tuần không được vượt quá tuổi thật của vận động viên. Tức là các vận động viên 8 tuổi không được tập vượt quá 8 giờ mỗi tuần cho một bộ môn thể thao. Nhưng trước khi trưởng thành, tổng số giờ tập luyện chuyên sâu một bộ môn không được vượt quá 16 giờ. Nếu bạn muốn tăng thời gian tập luyện, nên sử dụng các bài tập khả năng thể thao cơ bản hoặc kết hợp với nhiều loại hình thể thao khác nhau.

Hy vọng bài viết này có thể giúp gia đình của các vận động viên trẻ tuổi có một khái niệm chính xác hơn về độ tuổi và loại hình tập luyện, để có thể làm giảm nguy cơ chấn thương, và cũng để các vận động viên trẻ có thể cân bằng được tập luyện kỹ thuật chuyên sâu và phát triển cân bằng.


[Nguồn bài viết: Running Biji]